Nỗ lực để trẻ em Việt Nam phát triển toàn diện
04/11/2019 10:56 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) tổ chức Hội thảo hướng dẫn một số quy định của Nhà nước về trẻ em. Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Nguyễn Thị Hà chủ trì Hội thảo.
Tham dự Hội thảo có Phó trưởng đại diện UNICEF Việt Nam Lesley Miller, đại diện Lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan Trung ương cùng đại diện các Sở LĐ-TBXH, Sở Y tế, Sở GD&ĐT của các địa phương, các chuyên gia và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam,…
Quang cảnh hội thảo
Cụ thể, hội thảo hướng dẫn thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 1437/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025; Quyết định số 1438/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018- 2025; Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025; Tình hình bố trí nguồn lực và ngân sách làm công tác trẻ em; xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh: khung pháp lý cho thực hiện quyền trẻ em của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, được thể hiện trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và các văn bản luật pháp, đặc biệt là Luật Trẻ em năm 2016. Trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng trong chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em được tiếp cận với giáo dục kiến thức, kỹ năng sống.
Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn còn khoảng hơn 5 triệu trẻ em là trẻ em nghèo theo phương thức tính nghèo đa chiều. Trong đó tỷ lệ nghèo cao nhất là về vui chơi giải trí, sức khoẻ và nước sạch. Khả năng tiếp cận các bệnh viện tuyến trên của người nghèo sống ở khu vực miền núi chỉ bằng một phần ba so với người nghèo ở miền xuôi. Hầu hết các xã đặc biệt khó khăn còn thiếu điểm vui chơi cho trẻ em. Bên cạnh đó, do nhiều ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ và các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, các tỉnh miền núi phía Bắc và Trung bộ vẫn còn nhiều gia đình rất khó khăn vào mùa đông giá rét. Vấn đề bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em vẫn diễn ra phức tạp,…
Trong thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định triển khai các chương trình, đề án về hỗ trợ trẻ em. Quyết định số 1437/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025. Quyết định số 1438/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018- 2025. Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025. Đặc biệt, Quyết định số 588/QĐ-TTg mới được triển khai thực hiện chưa lâu nhưng dịp tết vừa qua, 13 tỉnh đã được hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em, với kinh phí mỗi tỉnh khoảng từ 300 đến 500 triệu đồng.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà mong muốn, cùng với sự quyết tâm cao của các cơ quan Trung ương, chính quyền các địa phương, sự tham gia tích cực của toàn xã hội, trẻ em Việt Nam ngày càng có thêm nhiều cơ hội để phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Lesley Miller, Phó Trưởng Đại diện UNICEF Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong xây dựng những chương trình chính sách dành cho công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em toàn diện trong những năm đầu đời, cũng như những nỗ lực không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau. UNICEF rất hoan nghênh chương trình quốc gia về chăm sóc trẻ em toàn diện trong những năm đầu đời để hỗ trợ các gia đình chăm sóc trẻ em về dinh dưỡng, vệ sinh môi trường an toàn, tiếp cận với các dịch vụ xã hội,... Những chăm sóc đầu đời sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của các em, đồng thời ảnh hưởng tới nguồn nhân lực tương lai, gia đình của các em. Do đó hỗ trợ phát triển toàn diện của trẻ em trong những giai đoạn đầu đời không chỉ giúp phát triển tốt hơn cho trẻ, mà còn giúp giảm nghèo đa chiều, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo và tăng cường chỉ số cạnh tranh của quốc gia...
Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ tình hình bố trí nguồn lực và ngân sách làm công tác trẻ em, việc sắp xếp cơ cấu cán bộ làm công tác trẻ em của địa phương, nhất là sau Hội nghị trực tuyến toàn quốc do Thủ tướng Chính phủ chủ trì năm 2018. Hội thảo cũng là cơ hội để đại diện các tổ chức quốc tế cùng chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện việc chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em, hỗ trợ trẻ em khuyết tật và vận động nguồn lực cho công tác trẻ em đặc biệt là trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi./.
PV
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH tỉnh Cà Mau quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công ...
BHXH tỉnh Quảng Nam hoàn thành chi trả lương hưu, trợ cấp ...
BHXH Việt Nam đề nghị các ngân hàng hỗ trợ người hưởng ...
Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh ...
Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và phương ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?