Chính sách mới đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vùng đặc biệt khó khăn
10/10/2019 03:51 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2019.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Theo Nghị định, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm: Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1; các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp... (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (bao gồm cả trường hợp điều động, biệt phái, luân chuyển và không phân biệt người địa phương với người nơi khác đến) đã được xếp lương theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định, đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
Nghị định số 76/2019/NĐ-CP quy định về: Phụ cấp thu hút; Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; Thanh toán tiền tàu xe; Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Phụ cấp ưu đãi theo nghề; Phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Đồng thời, sửa đổi, bổ sung một số nội dung loại phụ cấp so với quy định hiện hành như sau:
Phụ cấp ưu đãi theo nghề: Bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP, gồm:
Công chức, viên chức và người lao động là nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Công chức, viên chức và người lao động trực tiếp làm công tác chuyên môn y tế trong các cơ sở y tế của Nhà nước bao gồm: Trạm y tế cấp xã, Trạm y tế cơ quan, trường học; Phòng Khám đa khoa khu vực; Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế, Bệnh viện và các cơ sở y tế khác từ cấp xã trở lên; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng, nhân viên quân y trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các Trạm y tế kết hợp quân dân y.
Phụ cấp lưu động đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục công tác ở vùng có kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mà phải thường xuyên đi đến các thôn được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương cơ sở.
Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục công tác ở vùng có kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Nhà giáo, viên chức giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp 50% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Nghị định bổ sung quy định về việc xác định thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp.
Cụ thể, tính theo tháng: Trường hợp có từ 50% trở lên thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn theo chế độ làm việc do cơ quan có thẩm quyền quy định thì được tính cả tháng; trường hợp có dưới 50% thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì không tính.
Đối với nhà giáo đạt từ 50% định mức giờ giảng trong tháng trở lên thì được tính cả tháng.
Trường hợp tính theo năm: Dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng thì được tính bằng ½ năm công tác. Từ trên 6 tháng thì được tính bằng 1 năm công tác.
Nghị định 76/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2019 và bãi bỏ Nghị định 116/2010/NĐ-CP, Nghị định 64/2009/NĐ-CP và Điều 7, 8, 10, 11, 12, 13, 14 Nghị định 61/2016/NĐ-CP và Nghị định 19/2019/NĐ-CP.
Xem chi tiết Nghị định 76/2019/NĐ-CP tại đây./.
PV
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
Xác định 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển ...
BHXH tỉnh Tiền Giang: Triển khai nhiệm vụ BHXH, BHYT năm ...
Bản tin Audio số 46 - Tuần 2 tháng 1/2025
BHXH tỉnh Cà Mau quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công ...
BHXH tỉnh Quảng Nam hoàn thành chi trả lương hưu, trợ cấp ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?