Phó Thủ tướng: Cần tăng khả năng tự học, tự thích ứng công việc
27/08/2019 04:52 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, Việt Nam cần đổi mới giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực sẵn sàng với những đòi hỏi mới.
Sáng nay (27/8), tại Hà Nội đã diễn ra lễ kỷ niệm 100 năm thành lập ILO (1919-2019) với chủ đề: "Những tư tưởng tương đồng của Hồ Chí Minh và Tổ chức Lao động quốc tế hướng tới việc làm thỏa đáng cho tất cả mọi người".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ kỷ niệm. Ảnh TTX
Tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, công bằng xã hội, việc làm thỏa đáng bền vững trên cơ sở tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động là những giá trị cốt lõi mà ILO luôn hướng tới. Đó cũng là sứ mệnh mà ILO, Việt Nam cũng như các quốc gia thành viên của ILO đã và đang thúc đẩy.
Việt Nam và ILO đã cùng nhau hợp tác để hiện thực hóa tư tưởng tương đồng của những nhà sáng lập Tổ chức Lao động Quốc tế và Chủ tịch Hồ Chí Minh về công bằng xã hội, việc làm bền vững và vì hòa bình, hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Phó Thủ tướng khẳng định, di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng phong phú, sâu sắc và hoàn thiện. Cho đến nay, nhiều nội dung tư tưởng của Người còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, thể hiện ở nhiều điều cơ bản như: Đảm bảo quyền tự do, quyền làm chủ của người dân; tôn vinh lao động; tạo việc làm, giáo dục nghề nghiệp và nâng cao trình độ cho người lao động; tiền lương và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động; đảm bảo an toàn lao động và xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định...
Phó Thủ tướng nhận định, thời gian tới, thị trường lao động sẽ có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Cụ thể, nhiều ngành nghề sẽ mất đi, nhiều công việc giảm tính ổn định, đồng thời có thêm nhiều ngành nghề mới, đòi hỏi những kỹ năng mới. Do đó, nếu không có một tầm nhìn dài hạn, các bước chuẩn bị thật chủ động, có thể sẽ bỏ lỡ những thời cơ và gặp phải nhiều thách thức, dễ thấy nhất là vấn đề dư thừa lao động thiếu kỹ năng mới.
Nhận thức được điều đó, Việt Nam cần tập trung đổi mới giáo dục, đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường kỹ năng, khả năng tự học, khả năng thích ứng cho người lao động để sẵn sàng với những thay đổi, đòi hỏi mới còn rất khó lường của thị trường lao động.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo việc làm thỏa đáng, bền vững luôn được Chính phủ Việt Nam coi là tiền đề quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời tận dụng lợi thế của thời kỳ "dân số vàng" phục vụ phát triển bền vững, với con người là trung tâm và không ai đứng ngoài, không ai bị bỏ lại phía sau.
Việt Nam luôn tập trung ưu tiên cho các chế độ, chính sách an sinh xã hội, vì cuộc sống an lành của mọi người dân, mọi người lao động, nhằm tạo ra môi trường lao động hấp dẫn hơn trong quá trình hội nhập quốc tế./.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?