Tích cực đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
13/08/2019 05:02 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 281/TB-VPCP ngày 06/8/2019 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 06 tháng đầu năm 2019, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Ban chỉ đạo 138/CP và Ban chỉ đạo 389 Quốc gia.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo tại Hội nghị.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng đánh giá trong 06 tháng đầu năm 2019, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều thuận lợi song cũng đặt ra nhiều thách thức về an ninh đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý gần 86 nghìn vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 06 nghìn tỷ đồng, khởi tố 1300 vụ án, với hơn 1500 đối tượng. Đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch hành động quyết liệt, cụ thể, như: Kế hoạch giám sát hàng hóa tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan; kế hoạch chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới Tây Nam.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tội phạm vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Công tác phối hợp của một số Bộ, ngành với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo và tiến độ phê duyệt, triển khai một số đề án thuộc Chiến lược quốc gia phòng chống tội phạm chưa bảo đảm yêu cầu; hiệu quả công tác phòng ngừa xã hội chưa cao; công tác trấn áp tội phạm một số nơi thiếu quyết liệt; tội phạm hình sự diễn biến rất phức tạp, ở một số địa phương tỷ lệ điều tra khám phá án còn thấp, không đạt chỉ tiêu Quốc hội giao với nguyên nhân chủ yếu do chúng ta chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc.
Các Đại biểu tham dự Hội nghị.
Để công tác phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới có được chuyển biến tốt hơn, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm, có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 138/CP, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Xác định các lĩnh vực công tác này là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của tất cả các bộ, ngành, địa phương.
Các Bộ, ngành thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo, phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Thường trực các Ban Chỉ đạo và đẩy nhanh tiến độ phê duyệt, triển khai các đề án thuộc Chiến lược quốc gia phòng chống tội phạm; các kế hoạch chuyên đề về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Làm tốt công tác nắm và dự báo tình hình, không để xảy ra bị động, bất ngờ; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện quan trọng của đất nước, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế đến Việt Nam.
Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22 tháng 04 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc, không để người dân bức xúc, giảm sút niềm tin vào đội ngũ cán bộ, công chức. Thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại ngay trong chính lực lượng chức năng; kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, loại ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức tha hóa, biến chất tiếp tay cho tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.
Thực hiện tốt công tác phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ, công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố, tăng cường tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện các dấu hiệu tội phạm, vi phạm pháp luật để có biện pháp ngăn chặn, nâng cao chất lượng điều tra khám phá các vụ án. Đối với các loại tội phạm có tổ chức, mua bán người, ma túy, “tín dụng đen”, khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản, than, cát sỏi, buôn lậu, nhất là buôn lậu các mặt hàng xăng dầu, khoáng sản, thuốc lá, đường cát, phân bón, rác thải độc hại, sản xuất, kinh doanh hàng giả… cần tổ chức điều tra triệt phá tận gốc, xử lý nghiêm đối tượng chủ mưu, cầm đầu.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Thường xuyên gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo chí và người dân trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ. Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học, công nghệ; kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, lực lượng chức năng để nâng cao hiệu quả công tác. Mở rộng hợp tác quốc tế, trong đó tập trung nghiên cứu, đề xuất đàm phán, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả./.
Quyết Thắng
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Công tác thanh tra kiểm tra ngành BHXH Việt Nam: Đảm bảo ...
Khối Thi đua số V: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi ...
Bản tin Audio số 47 - Tuần 3 tháng 1/2025
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?