Tăng cường vai trò giám sát của địa phương để giảm thiểu lao động trẻ em
07/08/2019 10:47 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Để giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em (LĐTE), Việt Nam cần tiếp tục triển khai các chương trình phòng ngừa và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Đó là khuyến nghị được đưa ra tại Hội nghị đối thoại chính sách “Các tiêu chuẩn lao động quốc tế về LĐTE hướng tới minh bạch chuỗi cung ứng trong bối cảnh hội nhập quốc tế” do Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa tổ chức.
Cần sự chung tay của cả cộng đồng để giảm thiểu lao động là trẻ em. Ảnh minh hoạ, nguồn internet
Khảo sát của Viện Khoa học Lao động và Xã hội về LĐTE giai đoạn từ 2012 đến 2017 cho thấy, tỷ lệ trẻ em tham gia hoạt động kinh tế, làm các công việc nặng nhọc, độc hại có xu hướng giảm mạnh. Theo đó, LĐTE từ 7 đến 15 tuổi giảm từ 7,16% xuống còn 1,3%. Tuy nhiên, trẻ em làm công việc nặng nhọc, độc hại có xu hướng gia tăng ở nhóm trẻ em bỏ học; tỷ lệ trẻ em làm công việc nặng nhọc, độc hại ở thành thị cao hơn ở nông thôn.
Bà Cao Thanh Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, trẻ em phải lao động sớm sẽ để lại nhiều hậu quả, gây ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và tâm lý, làm cản trở việc tiếp cận giáo dục cũng như việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em. Thực tế trên thế giới cho thấy hàng hóa được sản xuất với sự tham gia của LĐTE khi được phát hiện ở bất cứ công đoạn nào sẽ gây thiệt hại cả về kinh tế và uy tín cho doanh nghiệp đó, thậm chí ngành hàng đó. Tuy nhiên, do LĐTE có giá rẻ, nhiều trẻ em có nhu cầu tìm việc làm nên người sử dụng lao động tận dụng lợi thế này để thuê lao động là trẻ em.
Ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động & Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) khuyến cáo, để giải quyết vấn đề LĐTE, đặc biệt là bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cần có sự tham gia bền vững, sự liên kết của tất cả các đối tác trong xã hội, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, công đoàn, các tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng cho rằng, một trong các giải pháp quan trọng là phải tăng cường vai trò giám sát của chính quyền địa phương đối với tình hình LĐTE, tăng cường nhận thức về quyền lao động, quyền trẻ em đối với người dân; xây dựng các gói hỗ trợ LĐTE và gia đình có LĐTE; xây dựng và thực hiện cam kết các doanh nghiệp không sử dụng LĐTE./.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Công tác thanh tra kiểm tra ngành BHXH Việt Nam: Đảm bảo ...
Khối Thi đua số V: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi ...
Bản tin Audio số 47 - Tuần 3 tháng 1/2025
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?