Chú trọng an sinh xã hội vùng dân tộc thiểu số để không ai bị bỏ lại phía sau
11/07/2019 04:43 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tại Hội nghị “Triển khai công tác phối hợp về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn” trong việc xây dựng “Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi và vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 – 2025”.
Hội nghị do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức chiều 10/7/2019 tại Hà Nội.
Bộ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến đồng chủ trì hội nghị. Nguồn ảnh: Báo Dân sinh
Báo cáo tại Hội nghị, thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban Dân tộc đã phối hợp hiệu quả trong công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chính sách về lao động, người có công và xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2018. Trong đó, phải kể đến một số chính sách đặc thù như: Chính sách giảm nghèo bền vững; hỗ trợ đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS - miền núi; bảo trợ xã hội; bảo vệ chăm sóc trẻ em… nhằm nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào DTTS - miền núi.
Trong giai đoạn 2015 - 2018, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm 1,55%/năm (vượt mục tiêu đề ra giảm 1 đến 1,5%/năm); tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo giảm 5,55%/năm (vượt mục tiêu đề ra giảm 4%/năm). Bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vùng dân tộc và miền núi giảm khoảng 3 đến 4%, đạt mục tiêu đề ra theo Quyết định số 1722 của Thủ tướng Chính phủ.
Về việc xây dựng “Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi và vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 – 2025”, Vụ trưởng Vụ chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc Bùi Văn Lịch nhấn mạnh, Đề án có vai trò quan trọng hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách mức sống đồng bào DTTS - miền núi.
Tại Hội nghị, đa số các đại biểu đều khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng và ban hành Đề án, đồng thời, đề xuất những phương án liên quan các lĩnh vực: Giảm nghèo, tín dụng, nhất là, sự cần thiết của việc triển khai thí điểm nhiều gói BHXH mới, đa tầng hướng tới giải quyết về lâu dài vấn đề an sinh xã hội cho người cao tuổi vùng DTTS – miền núi.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, Đề án có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của vùng DTTS và miền núi và đề nghị, Đề án cần chú trọng về vấn đề an sinh xã hội để không để ai bị bỏ lại phía sau.
Kết thúc Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ văn Chiến đánh giá cao các ý kiến trao đổi, thảo luận của các đại biểu và nhấn mạnh quan điểm phải đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để nâng cao đời sống người dân các vùng này chứ không phải hỗ trợ. Đồng thời, ông Chiến cũng yêu cầu Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Đề án tiếp thu, bổ sung các ý kiến góp ý để hoàn thiện Đề án trước khi báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, phê dquyệt./
PV
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH tỉnh Cà Mau quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công ...
BHXH tỉnh Quảng Nam hoàn thành chi trả lương hưu, trợ cấp ...
BHXH Việt Nam đề nghị các ngân hàng hỗ trợ người hưởng ...
Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh ...
Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và phương ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?