Tăng cường vận động quốc tế hỗ trợ nạn nhân bom mìn và chất độc hóa học
12/06/2019 04:29 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Trong 2 ngày 11-12/6, tại Quảng Bình, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã chủ trì tổ chức Hội nghị Quốc tế về tăng cường công tác vận động quốc tế trong hỗ trợ nạn nhân bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh.
Nạn nhân bom mìn, vật nổ sau chiến tranh được Nhà nước hỗ trợ mua BHYT và được hưởng chính sách BHYT theo quy định. Ảnh minh hoạ, nguồn Internet
Theo báo cáo, trong khi việc rà phá bom mìn và tẩy rửa chất độc hóa học đang từng bước được tiến hành. hiện Việt Nam vẫn còn hàng triệu người bị phơi nhiễm chất độc hóa học và tai nạn do bom, mìn xảy ra, gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Số người bị thương vong do bom mìn sau chiến tranh lên tới gần 100.000 người, tập trung nhiều ở các tỉnh miền Trung.
Tại tỉnh Quảng Bình, hiện có 159/159 xã, phường bị ô nhiễm bom, mìn với tổng diện tích bị ô nhiễm lên tới hơn 224.934 ha. Trong vòng 10 năm gần đây, toàn tỉnh đã xảy ra 164 vụ tai nạn do bom, mìn, làm chết 49 người và bị thương 115 người. Phần lớn nạn nhân bom mìn đều là lao động chính trong gia đình, hoặc là lứa tuổi tương lai của đất nước. Nhiều nạn nhân còn sống nhưng trở thành gánh nặng suốt đời cho gia đình và xã hội.
Trong bối cảnh đó, việc đảm bảo quyền của người khuyết tật nói chung và của các nạn nhân bom mìn, nạn nhân nhiễm chất độc hóa học nói riêng luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Năm 2018, Nhà nước đã bố trí trên 317 tỷ đồng để hỗ trợ về giáo dục - đào tạo đối với người khuyết tật. Các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiều chương trình, hoạt động, dự án, trợ giúp người khuyết tật như: Trợ giúp xã hội, BHYT, phục hồi chức năng, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên công tác hỗ trợ người khuyết tật, trong đó có nạn nhân bom mìn, nạn nhân nhiễm chất độc hoá học còn gặp nhiều thách thức. Phần lớn nạn nhân thuộc hộ nghèo, sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, trình độ học vấn thấp nên khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ sinh kế. Nguồn lực bố trí cho công tác chăm sóc, phục hồi chức năng, hỗ trợ học nghề, vay vốn tín dụng còn hạn chế. Công tác hợp tác quốc tế trong hỗ trợ cho các nạn nhân còn nhỏ lẻ.
Các ý kiến tại Hội nghị cho rằng, để trợ giúp nạn nhân bom mìn cũng như hạn chế và khắc phục các tác động khác của bom mìn, vật liệu nổ cần có một nguồn lực lớn. Do đó, cần tăng cường vận động các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là các tổ chức quốc tế tiếp tục trợ giúp Việt Nam nói chung, các tỉnh miền Trung nói riêng đẩy mạnh công tác khắc phục hậu quả bom mìn. Ngoài ra, cần đẩy mạnh đào tạo và tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành công tác khắc phục hậu quả bom mìn; nghiên cứu phát triển công nghệ rà phá bom mìn; tăng cường xây dựng chương trình, dự án đặc thù hỗ trợ các nạn nhân; thí điểm và mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm trong thu thập, quản lý thông tin về các nạn nhân và có thể tích hợp với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội…/
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?