Tỉnh ủy Bắc Ninh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW
23/08/2018 10:38 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tỉnh ủy Bắc Ninh vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW của BCH Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH.
BHXH tỉnh Bắc Ninh tổ chức đối thoại với NLĐ tại công ty TNHH Bujeon Việt Nam Electronics.
Chương trình hành động nhằm quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 28-NQ/TW; nâng cao nhận thức, hành động của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về cải cách chính sách BHXH, tạo sự đồng thuận và quyết tâm chính trị cao. Khắc phục những hạn chế, tồn tại trong thời gian qua; động viên khuyến khích tham gia triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo mục tiêu đề ra.
Tỉnh ủy Bắc Ninh đề ra mục tiêu đến năm 2021 đạt khoảng 50% lực lượng lao động trong độ tuổi hiện đang làm việc trên địa bàn tỉnh tham gia BHXH. Trong đó, nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 2% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 47% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BH thất nghiệp. Có khoảng 50% số người sau độ tuổi nghỉ hưu tại tỉnh được hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; tỉ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan BHXH với DN đạt mức độ ASEAN+4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 85%.
Đến năm 2025, phấn đấu đạt khoảng 53% lực lượng lao động trong độ tuổi hiện đang làm việc trên địa bàn tỉnh tham gia BHXH. Trong đó, nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 3% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 51% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BH thất nghiệp; có khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu tại tỉnh được hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 90%.
Đến năm 2030, phấn đấu 62% lực lượng lao động trong độ tuổi hiện đang làm việc trên địa bàn tỉnh tham gia BHXH. Trong đó, nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 6% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 59% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BH thất nghiệp; có khoảng 70% số người sau độ tuổi nghỉ hưu tại tỉnh được hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 95%.
Để đạt mục tiêu trên, Tỉnh ủy Bắc Ninh đề ra các giải pháp chủ yếu như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách BHXH cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; xác định rõ trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH; chú trọng tuyên truyền về quyền lợi và nghĩa vụ đối với người tham gia BHXH theo nguyên tắc "có đóng, có hưởng", quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ; phát hiện, biểu dương kịp thời các địa phương, đơn vị thực hiện tốt…
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BHXH. Tăng cường phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan BHXH trong việc thực hiện chính sách BHXH, phát hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh. Tăng cường phối hợp chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan Sở KH-ĐT, Sở Tài chính, Cục Thuế, Sở LĐ-TB&XH với BHXH tỉnh để nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng tham gia và thực thi chính sách BHXH. Chú trọng quản lý tốt đối tượng tham gia BHXH từ cơ sở; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về BHXH; kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm, nhất là hành vi trốn đóng, nợ đóng và các hành vi tiêu cực, gian lận hưởng chế độ, trục lợi BHXH, BHYT…
Bên cạnh đó, chính quyền các cấp và cơ quan quản lý nhà nước về BHXH cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, quyết liệt mở rộng đối tượng tham gia BHXH. BHXH tỉnh chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHXH đến năm 2030 theo mục tiêu đã đề ra. Trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội, cơ quan quản lý nhà nước về BHXH nghiên cứu tham mưu, đề xuất chính sách hỗ trợ phù hợp từ ngân sách của tỉnh cho nông dân, người nghèo, người có thu nhập thấp, người có hoàn cảnh khó khăn, lao động khu vực phi chính thức, người cao tuổi không có lương hưu trong việc đóng BHXH, góp phần gia tăng độ bao phủ BHXH trên địa bàn tỉnh. Đối với chính sách BH thất nghiệp, chú trọng các giải pháp xử lý hậu quả thông qua việc chi trả trợ cấp thất nghiệp, gắn với đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu công việc mới; đồng thời chú ý thỏa đáng đến các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp thông qua việc hỗ trợ DN duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm ổn định cho NLĐ.
Nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BH thất nghiệp. Đẩy mạnh cải cách TTHC, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tất cả các lĩnh vực BHXH, BH thất nghiệp; hiện đại hóa quản lý BHXH; ngăn chặn tình trạng gian lận, trục lợi chính sách BHXH, BH thất nghiệp. Triển khai có hiệu quả các chính sách BH thất nghiệp, bảo đảm BH thất nghiệp thực sự là công cụ quản lý thị trường lao động; tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tinh gọn bộ máy tổ chức thực hiện chính sách BHXH từ cấp tỉnh đến huyện, nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ CBCCVC ngành BHXH các cấp; nâng cao chất lượng phục vụ và công tác quản lý nhà nước về BHXH…
Đồng thời, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của nhân dân, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách BHXH; vai trò nhân dân trong giám sát, phản biện xã hội; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách pháp luật về BHXH. Các DN, NLĐ và người dân có quyền khiếu nại, khởi kiện cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quản lý quỹ BHXH, nếu phát hiện có sai phạm trong thực hiện chính sách BHXH.
Tỉnh ủy Bắc Ninh cũng yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức quán triệt và phổ biến Nghị quyết 28-NQ/TW, Chương trình hành động của Tỉnh ủy đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, các tầng lớp nhân dân; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện; định kỳ có đánh giá, sơ kết rút kinh nghiệm, đề ra các biện pháp thực hiện thời gian tới; phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, địa phương, đơn vị. Đảng đoàn HĐND tỉnh lãnh đạo HĐND tỉnh ban hành các chế độ, chính sách có liên quan và giám sát thực hiện. Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo Sở LĐ -TB&XH, BHXH tỉnh và các cơ quan có liên quan tham mưu, hướng dẫn, triển khai thực hiện các nội dung phù hợp…
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua cơ quan BHXH ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh chúc mừng CCVC, người lao ...
BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch công tác thông tin, truyền ...
Truyền thông chính sách BHXH, BHYT: Tích cực, chủ động đưa ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?