Bước 1. Lập, nộp hồ sơ
Người đề nghị lập hồ sơ theo quy định tại mục 8.3 (thành phần hồ sơ) và nộp cho cơ quan BHXH nơi đã chi trả trợ cấp trước khi thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng hoặc nơi đã quyết định thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 3: Nhận kết quả
Người đề nghị nhận Quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc Quyết định về việc hưởng trợ cấp mai táng hoặc Quyết định về việc hưởng chế độ tuất một lần; thẻ BHYT (đối với trường hợp hưởng trợ cấp hàng tháng); Thông báo về việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH đối với trường hợp di chuyển hưởng chế độ BHXH tại huyện/tỉnh khác và tiền trợ cấp
- Trực tuyến (Trường hợp hồ sơ giấy không chuyển đổi được sang hồ sơ điện tử thì người đề nghị gửi hồ sơ giấy về cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính).
- Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc Trung tâm phục vụ HCC các cấp (nếu có).
- Qua dịch vụ bưu chính công ích.
- Hồ sơ giấy tờ liên quan: Theo hình thức đã đăng ký nhận hồ sơ (trực tiếp tại cơ quan BHXH/Trung tâm Phục vụ HCC các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua giao dịch điện tử).
- Tiền trợ cấp:
+ Thông qua tài khoản cá nhân.
+ Bằng tiền mặt tại cơ quan BHXH (đối với nhận trợ cấp mai táng).
(Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” ban hành kèm theo Quyết định số 222/QĐ-BHXH ngày 25/02/2021 của BHXH Việt Nam)
(Trường hợp không quy định là bản chính thì có thể nộp bản sao hợp lệ. Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến: thành phần hồ sơ quy định là bản sao nhưng NLĐ có thể nộp bản chính điện tử).
1. Đối với trường hợp hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 613/QĐ-TTg:
a) Bản chính Đơn đề nghị giải quyết trợ cấp hàng tháng (Mẫu số 01- QĐ613);
b) Bản sao Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù đối với trường hợp đối tượng bị phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc bản sao Quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích trở về đối với trường hợp đối tượng bị Tòa án tuyên bố là mất tích trở về hoặc bản sao Quyết định trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp đối tượng xuất cảnh trở về định cư hợp pháp.
2. Đối với người đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng chưa được giải quyết mà bị chết từ ngày 01/7/2010 trở đi
a) Bản chính Đơn đề nghị giải quyết trợ cấp mai táng của thân nhân đối tượng theo Mẫu số 03-QĐ613;
b) Bản sao Giấy chứng tử của đối tượng hoặc bản sao Giấy khai tử hoặc bản sao Quyết định của Tòa án tuyên bố đã chết hoặc bản chính Giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi chôn cất;
c) Bản sao Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù đối với trường hợp đối tượng bị phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc bản sao Quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích trở về đối với trường hợp đối tượng bị Tòa án tuyên bố là mất tích trở về hoặc bản sao Quyết định trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp đối tượng xuất cảnh trở về định cư hợp pháp
1. Trợ cấp hàng tháng: tối đa là 30 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được đơn đề nghị giải quyết trợ cấp hàng tháng của người đề nghị theo quy định.
2. Trợ cấp mai táng: tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ theo quy định của người đề nghị.
- Đơn đề nghị giải quyết trợ cấp hàng tháng (Mẫu số 01-QĐ613).
- Đơn đề nghị giải quyết trợ cấp mai táng (Mẫu số 03-QĐ613).
- Giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB).
01_QD613.pdf
03_QD613.pdf
Điều 1 Quyết định số 613/QĐ-TTg; Điều 1 Thông tư số 16/2010/TT-BLĐTBXH
- Quyết định số 613/QĐ-TTg (06/5/2010);
- Thông tư số 16/2010/TT-BLĐTBXH (01/6/2010);
- Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH (29/12/2015);
- Quyết định số 838/QĐ-BHXH (29/5/2017);
- Công văn số 1969 BHXH/CĐCS (15/01/2002);
- Công văn số 2834/BHXH-CSXH (9/7/2010);
- Công văn số 1594/BHXH-CSXH (22/4/2011);
- Công văn số 3984/BHXH-CSXH (28/9/2011);
- Công văn số 5371/BHXH-CSXH (16/12/2011);
- Công văn số 1614 BHXH/CĐCS (15/5/2014);
- Quyết định số 686/QĐ-BHXH (29/05/2024).