• HỎI ĐÁP
Người gửi:
vũ doãn tỉnh
Email:
vudoantinh-dhtb@gmail.com
Ngày gửi:
16/06/2021
Lĩnh vực:
Câu hỏi khác
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

tôi có 2 sổ bảo hiểm.1 sổ tôi đăng ký cmt .1 sổ tôi đăng ký thẻ căn cước.Tôi đã từng làm việc ở cty cũ của tôi được mấy tháng đã đóng bảo hiểm ở đó.Nhưng giờ tôi nghỉ sang cty mới.Tôi muốn chốt bảo hiểm ở cty cũ nhưng cty cũ không chốt cho tôi.Người ta lại yêu cầu tôi về cty tôi đang làm việc hiện tại để làm thủ tục gộp 2 sổ vào 1 sổ thì mới chốt cho tôi.Tôi về cty mới để làm thủ tục gộp sổ thì cty cũng không gộp cho tôi với lý do khi gộp sổ mới thì cty cũ phải chốt được mấy tháng tôi đã đóng ở đó. để khi in sang quyển sổ mới thì cơ quan bảo hiểm mới biết quá trình đóng của tôi từ ngày nào.Vậy cơ quan bảo hiểm cho tôi hỏi là như vậy thì cty cũ làm đúng hay cty mới làm đúng.Khi mà 2 cty cứ đùn đẩy như vậy thì tôi phải làm thế nào để gộp 2 sổ vào 1 được.xin cảm ơn

Trả lời bởi:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời
Ngày trả lời:
22/06/2021
File đính kèm:
Câu trả lời:

Theo Khoản 5, Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động: “Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.

Theo Khoản 3, Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt như sau:

“Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BH thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.” 

Từ những căn cứ trên, có thể thấy, trách nhiệm chốt sổ BHXH do người sử dụng lao động thực hiện, đồng thời có sự phối hợp của cơ quan BHXH.

Tuy nhiên, trường hợp nếu bạn tự nghỉ việc không báo trước cho người sử dụng lao động nên hành vi này được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật. Vì vậy, căn cứ Điều 40 BLLĐ năm 2019, người lao động phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

1. Không được trợ cấp thôi việc.

2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo họp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ luật này thì khi người lao động đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, người sử dụng lao động cũng phải thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động, trong đó có việc làm thủ tục chốt sổ BHXH và trả lại sổ cho người lao động.

Trường hợp bạn đã hoàn thành trách nhiệm của mình đối với công ty mà người sử dụng lao động vẫn cố tình không chịu chốt sổ BHXH, thì bạn có quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính về hành vi vi phạm của doanh nghiệp.

Theo thông tin bạn hỏi thì trách nhiệm của công ty cũ bạn đã làm phải chốt sổ BHXH và trả sổ và tờ rời cho bạn để bạn nộp cho công ty mới bạn đang làm để công ty bạn đang làm tiến hành làm thủ tục gộp sổ BHXH cho bạn là đúng quy định của pháp luật:

Theo Điểm c, khoản 1, Điều 31 văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam quy định:

- c46 Các trường hợp cấp lại, gộp sổ, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH: kê khai hồ sơ theo quy định tại Điều 27 và nộp hồ sơ như sau:

- Người đang làm việc nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH.

-c47 Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.