• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Hồ Đài Trang
Email:
Tranghodesigner@gmail.com
Ngày gửi:
15/08/2023
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Kính chài ban tổ chức và quản lý BHXH VN hôm nay chi phép em được hỏi về trường hợp của mình như sau. Em đóng bảo hiểm xả hội hơn 4 năm rồi, tháng 04/09/2022 em nghỉ việc tại cty để chuyển sang môi trường làm việc mới. Nên là bảo hiểm xã hội bị cắt quãng vào 08/2022. Em nghỉ sau khi thử việc kí hợp đồng mới thì sẽ được đóng bảo hiểm tiếp tục. Nhưng khi đang thử việc chưa được 1 tháng thì em phát hiện có thai ngoài dự tính đồng thời em bị động thai, khoa sanh bác sĩ khuyên em nghỉ ở nhà nằm dưỡng thai. Em đã đi bệnh viện khám lại và cũng bảo em nhập viện do tình hình đi lại dễ xảy thai ( chỉ cần đi là ra máu). Vì cty xa nhà vag sức khoẻ không tốt em buộc lòng phải nghỉ việc và sang bệnh viện khám lại xin giấy hưởng bảo hiểm thì họ cho em giấy hưởng bảo hiểm xã hội nghỉ 5 ngày và hẹn tái khám. Thực tế là việc đi lại ko tốt cho em nên em chỉ xin giấy 1 lần đó thôi và qua khám bác sĩ tư gần nhà. Em cơ xem luật quy định từ ngày bé sanh ngược về trước 12 tháng nếu đóng bhxh đủ 6 tháng được hưởng bh thai sản, đongs đủ 3 tháng nếu bị động thai, nghỉ việc do bệnh lí thì vẫn được hưởng thai sản. Em tính ngược lại từ thời điểm sanh bé thì em đóng được 3 tháng. Nhưng giấy chứng nhận em bị doạ xảy thai cho nghỉ dưỡng chỉ có 5 ngày ( thực tế em đã nghỉ dưỡng cả tháng nhưng ko đỡ mới nghỉ việc luôn). Vậy trường hợp của em có đủ cơ sở giấy tờ để nhận thai sản không ạ?

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
03/10/2023
File đính kèm:
Câu trả lời:

Theo nội dung Bạn hỏi thì tại khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội
(BHXH) năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao
động nữ sinh con: Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải
nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm
quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước
khi sinh con.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con quy định tại
khoản 1 Điều 101 Luật BHXH năm 2014, bao gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy
chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình
trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường
hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc
lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản
3 Điều 31 của Luật này.
Về cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày
29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật an toàn
vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế thì thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ
dưỡng thai:
a) Bệnh viện đa khoa có khoa phụ sản hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản
đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: được cấp giấy chứng
nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa;
b) Bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa
bệnh và Hội đồng Giám định y khoa được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai
do phải điều trị các bệnh lý toàn thân;
c) Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định lại
điểm a và điểm b Khoản này được ký giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải
điều trị các bệnh lý sản khoa và bệnh lý toàn thân theo phân công của người
đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Việc chứng nhận nghỉ dưỡng thai:
Theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 và khoản 5 Điều 18 Thông tư số
56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017:
a) Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 kèm
theo Thông tư này đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đã nghỉ việc trong
trường hợp điều trị ngoại trú;
b) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu quy định tại Phụ lục
7 kèm theo Thông tư này đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đang đóng
BHXH bắt buộc trong trường hợp điều trị ngoại trú;
Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. Trường
hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ
ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tiến
hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Trường hợp của Bạn hỏi do chưa cung cấp đầy đủ thông tin về mã số
BHXH, thời điểm sinh con. Do đó, BHXH Việt Nam cung cấp cho Bạn các quy
định nêu trên để Bạn đối chiếu hoặc liên hệ với cơ quan BHXH tại địa phương
và cung cấp đầy đủ thông tin để được trả lời đầy đủ và theo quy định.