• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Đặng Phương Định
Ngày gửi:
03/03/2023
Lĩnh vực:
Bảo hiểm y tế
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Tôi bị tiểu đường biến chứng sang suy tin, cơ tim giãn. Ngày 11/01/2022 tôi có xin giấy chuyển tuyến từ Trung Tâm Y tế huyện nơi ĐK khám chữa bệnh ban đầu chuyển xuống Bệnh viện đa khoa Tỉnh Vĩnh Phúc và được chuyển xuống điều trị tại BV Tim Hà Nội ( Cơ sở 2). Sau 01 năm điều trị bệnh suy tim của tôi có chuyển biến tốt và ổn định do phù phù hợp với thuốc điều trị tại BV Tim HN. Phác đồ điều trị BS có kết hợp giữa điều trị suy tim và tiểu đường. Mặc dù chức năng tim đã dần ổn định nhưng tôi vẫn phải dùng thuốc thường xuyên hàng ngày theo yêu cầu của BS ( Vì bệnh suy tim và tiểu đường phải dùng thuốc thường xuyên). Đến ngày 31/12/2022 giấy chuyển tuyến của tôi đã hết hạn. BV Tim HN có hẹn tái khám ngày 19/01/2023. Đến ngày 30/01/2023 tôi mới xin được giấy chuyển tuyến từ Trung tâm Y tế huyện Tam Dương (Nơi ĐK khám chữa bệnh ban đầu) để chuyển xuống BV Đa Khoa Tỉnh Vĩnh Phúc để tiếp tục xin chuyển tuyến xuống BV Tim HN ( Cơ sở 2). Tuy nhiên BV Đa Khoa Tỉnh Vĩnh Phúc không cho chuyển. Lý do là không có cơ sở nào để chuyển vì bệnh suy tim của tôi đã dần ổn đinh và BV Tỉnh có cam đoan là chữa được. Sau 01 tháng điều trị tại BV ĐK Tỉnh Vĩnh Phúc tôi lại xuống tiếp tục đề nghị xin được chuyển xuống BV Tim HN nhưng không được chấp nhận. Lý do là sau 01 tháng điều trị thuốc của BV không giống như ở BV Tim, đặc biệt thuốc chữa suy tim kết hợp tiểu đường không có ( Kể cả thuốc có hoạt chất tương tự), các loại thuốc hiệu quả không tốt. Dẫn đến đường huyết của tôi lên đến 8.0; bình thường dùng thuốc ở BV Tim đường huyết của tôi trung bình chỉ khoảng 6.4-6.7. Vậy tôi xin hỏi trường hợp của tôi xin chuyển tuyến xuống BV Tim HN để tiếp tục điều trị theo phác đồ của BV và dùng đơn thuốc đã được điều trị suốt 01 năm qua hay không. Kính mong BHXH Việt Nam giải thích giúp tôi được hiểu. Trân trọng cảm ơn./.

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
29/04/2023
File đính kèm:
Câu trả lời:

Theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 của Bộ
Y tế thì việc chuyển tuyến phải được thực hiện theo thứ tự từ tuyến dưới lên
tuyến trên liền kề. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến
dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ
thuật của cơ sở KCB đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê
duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật
của cơ sở KCB đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt
nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở KCB đó không đủ điều kiện để chẩn đoán
và điều trị;
- Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở KCB tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ
thuật phù hợp thì cơ sở KCB tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
- Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định
chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở KCB tuyến 4).
Như vậy, việc chuyển tuyến KCB BHYT phụ thuộc vào năng lực chẩn
đoán và điều trị của Bệnh viện và hướng dẫn chuyển tuyến của Sở Y tế, đồng
thời thuộc thẩm quyền của cơ sở KCB đang khám và điều trị cho Ông.