• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Nguyễn Văn Thắng
Ngày gửi:
16/02/2023
Lĩnh vực:
Hưu trí, tử tuất
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Ông Nam là công nhân làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại nhà máy khai thác than và khoáng sản X. Ngày 16/2/2022 ông Nam bị TNLĐ. Ngày 15/4/2022 theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa, ông Nam bị suy giảm khả năng lao động 25%. 1. Tính chế độ trợ cấp ông Nam được hưởng. Giả sử tiền lương đóng BHXH từ T1/2022: 8 triệu/ tháng; tham gia BHXHBB: 22 năm 2. Giả sử, tháng 6 năm 2023 ông Nam 56 tuổi và có 23 năm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó có Đ15 năm làm công việc khai thác hầm lò. Hỏi: - Ông Nam có đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hưu trí hằng tháng không? Tại sao? - Tính chế độ trợ cấp hưu trí ông Nam được hưởng. Giả sử, tiền lương trung bình đóng bảo hiểm của ông Nam là 6.5 triệu đồng/ tháng.

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
22/03/2023
File đính kèm:
Câu trả lời:

1. Về quy định tính trợ cấp TNLĐ đối với ông Nam:
Theo Khoản 1, Điều 48, Luật An toàn vệ sinh lao động thì : “Người lao
động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một
lần.” Như vậy, trường hợp ông Nam được xác định là tai nạn lao động, và đã
được Hội đồng Giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động 25% thì
ông Nam sẽ được giải quyết hưởng trợ cấp TNLĐ một lần.
Cách tính trợ cấp TNLĐ một lần quy định tại khoản 2 Điều 48, Luật An
toàn vệ sinh lao động như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ
sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm
khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ
thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ
của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh
nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng
vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền
lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
2. Về điều kiện nghỉ hưu đối với ông Nam:
Quy định tại điểm c khoản 1 Điều 54 Luật BHXH 2014 được sửa đổi tại
điểm a khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động 2019: Người lao động có tuổi
thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại
khoản 2 Điều 169 của Bộ Luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai
thác than trong hầm lò và Điều 4 của Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày
18/11/2020 của Chính phủ. Trường hợp ông Nam nếu tính tháng 6/2023 đủ 56
tuổi và có 23 năm tham gia BHXH bắt buộc, trong đó có 15 năm làm công việc
khai thác than trong hầm lò thì ông Nam đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.
3. Về việc tính trợ cấp TNLĐ một lần và lương hưu đối với ông Nam :
- Việc trợ cấp TNLĐ: Còn phụ thuộc vào thời điểm người lao động điều
trị ổn định thương tật hoặc thời điểm có kết luận của Hội đồng giám định y khoa
và tổng thời gian người lao động đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp.
- Việc tính mức lương hưu: Còn phụ thuộc vào các yếu tố như: thời điểm
nghỉ hưu, thời điểm bắt đầu tham gia BHXH bắt buộc, việc hưởng lương theo
thang bảng lương Nhà nước hay theo mức lương do người sử dụng lao động
quyết định.
Do câu hỏi của Bạn không đủ các thông tin nên BHXH Việt Nam không
có căn cứ trả lời Bạn. Đề nghị Bạn liên hệ với cơ quan BHXH nơi Bạn đang
đóng BHXH hoặc nơi Bạn đang cư trú để được giải đáp cụ thể hơn