• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Nguyễn Thành Dương
Ngày gửi:
13/02/2023
Lĩnh vực:
Thu - nộp BHXH, BHYT, BHTN
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Xin chào Anh/Chị. Tôi là Nguyễn Thành Dương. Có hợp đồng lao động với một doanh nghiệp nước ngoài. 1. Họ vẫn đóng bảo hiểm xã hội cho tôi, tuy nhiên, họ chỉ đóng trên mức lương cơ bản là 11.3trieu trong khi tôi còn trợ cấp năng lực 7trieu. Tổng lương của tôi nhận hàng tháng là 17.8trieu. Tôi xin được hỏi công ty tôi làm vậy có đúng không ? 2. Ngoài ra, tôi kiểm tra thì công ty không đóng BHTN cho tôi toàn bộ năm 2014 trong khi họ vẫn đóng BHXH cho tôi năm 2014. Tôi công tác tại công ty này từ tháng 10 năm 2013 cho đến giữa năm 2018 mới thay đổi công ty. Như vậy tôi có quyền yêu cầu công ty đóng bù BHTN cho tôi năm 2014 được chứ ? Tôi rất mong nhận được thông tin tư vấn của các chuyên gia. Tôi xin chân thành cảm ơn Anh/Chị. Email tôi là: duongvinafu@gmail.com Điện thoại: 0947329622

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
20/05/2023
File đính kèm:
Câu trả lời:

1. Căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 94, Điều 105 Luật BHXH
năm 2006; khoản 2, khoản 3 Điều 89 Luật BHXH năm 2014; khoản 2 Điều 3,
khoản 2 và khoản 5 Điều 14 Luật BHYT năm 2008; khoản 2 và khoản 8 Điều 1
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014; khoản 2 Điều 58
Luật Việc làm; khoản 1 Điều 90, khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2012;
khoản 1, khoản 2 Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH
về BHXH bắt buộc; các khoản 1, 2, 3 Điều 30 Thông tư số 59/2015/TTBLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tiền
lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN:
- Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015 là mức tiền lương, tiền công
ghi trong hợp đồng lao động (HĐLĐ).
- Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017 là mức lương và phụ cấp lương
theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong HĐLĐ quy định tại khoản 1 và
điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về
HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-
CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số nội dung của Bộ luật lao động.
- Từ ngày 01/01/2018 là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung
khác theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 4 của
Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH. Trong đó, mức lương, phụ cấp lương và các
khoản bổ sung khác ghi trong HĐLĐ làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN,
được quy định cụ thể như sau:
+ Mức lương: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức
danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy
định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động
hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời
gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán. Mức lương theo công việc
hoặc chức danh của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình
thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định
mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối
thiểu tháng;
+ Phụ cấp lương: Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện
lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao
3
động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa
đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ
cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự;
+ Các khoản bổ sung khác: Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ
thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi
kỳ trả lương.
Trường hợp tiền lương, tiền công tháng cao hơn 20 tháng lương tối thiểu
chung (mức lương cơ sở) thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT,
BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu chung, từ ngày 01/01/2015 trường hợp tiền
lương tháng cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì tiền lương tháng đóng
BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại
thời điểm đóng BHTN.
2. Căn cứ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 2, khoản 3 Điều 138 Luật
BHXH năm 2006:
- Người lao động tham gia BHTN là công dân Việt Nam làm việc theo hợp
đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời
hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai (12) tháng đến ba mươi sáu (36) tháng
với người sử dụng lao động có sử dụng từ mười lao động trở lên.
- Đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 134 (không đóng,
đóng không đúng thời gian quy định, đóng không đúng mức quy định, đóng
không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH (bao gồm cả BHTN)) của Luật này
thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo
quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi của số tiền BHXH chưa đóng,
chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm.
Đề nghị Ông/Bà căn cứ quy định trên để thực hiện. Để đảm bảo quyền lợi
về BHXH, BHTN cho mình, Ông/Bà yêu cầu Công ty cũ truy đóng thời gian chưa
đóng, chậm đóng, đóng không đầy đủ (nếu có) và tiền lãi chậm đóng BHTN,
BHXH; trường hợp Công ty cố tình không thực hiện thì Ông/Bà phản ánh, kiến
nghị cơ quan quản lý nhà nước về lao động hoặc cơ quan BHXH nơi Công ty cũ
hoạt động để tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý và yêu cầu khắc phục hậu quả vi
phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật.