Ấn Độ: Lo ngại lao động trẻ em ở các mỏ mica

29/03/2024 02:50 PM


Lao động trẻ em vẫn là một vấn đề phổ biến và đáng lo ngại trong ngành khai thác mica ở Ấn Độ. Mặc dù môi trường làm việc khắc nghiệt và nguy hiểm, trẻ em tham gia khai thác mica chỉ kiếm được mức lương trung bình hằng ngày ít ỏi là 15 rupee, tương đương 0,06 USD.

Hình minh họa (nguồn: Internet)

Những năm gần đây, xu hướng trang điểm nổi bật với son bóng và phấn phủ lấp lánh đã thu hút giới trẻ trên thế giới. Mica, một khoáng chất silicat mà Ấn Độ là nơi sản xuất lớn nhất thế giới, là thành phần chính tạo ra hiệu ứng phát sáng này. Tuy nhiên, khoáng sản lấp lánh này ẩn chứa một “bí mật đen tối”, đó là quá trình khai thác sử dụng phổ biến lao động trẻ em. Hay nói cách khác, lao động trẻ em đã và đang là một vấn đề đáng lo ngại trong ngành khai thác mica.

Ấn Độ sản xuất 60% tổng số lượng mica trên thế giới, tập trung ở 4 bang, bao gồm Andhra Pradesh, Jharkhand, Bihar và Rajasthan. Trong đó, Bihar và Jharkhand nổi bật là 2 bang có điều kiện kinh tế khó khăn nhất ở Ấn Độ, với tỷ lệ nghèo đáng kinh ngạc, lên tới 51,91% và 42,16%, ước tính có 22.000 trẻ em làm việc tại các mỏ mica ở đây. Sự giàu có về tài nguyên và sự nghèo đói về kinh tế là một trong những lý do dẫn đến tình trạng lao động trẻ em phổ biến ở các mỏ mica Ấn Độ.

Đa phần hộ gia đình ở vùng có mỏ mica là hộ nghèo, hạn chế về tài chính khiến trẻ em thuộc những hộ gia đình này hạn chế được đi học. Không ít hộ gia đình dựa vào sức lao động của con cái để tạo ra thu nhập và tồn tại vì trẻ em được sử dụng rất nhiều trong việc khai thác mica (do thân hình bé nhỏ, nên có khả năng di chuyển trong hang động và đường hầm khai thác mica, thuận lợi hơn người lớn). Tuy nhiên, trẻ em tham gia khai thác mica chỉ kiếm được mức lương trung bình hằng ngày ít ỏi là 15 rupee, tương đương 0,06 USD.

Vào năm 2017, Chính phủ Ấn Độ tuyên bố sẽ hợp pháp hóa việc khai thác mica để điều tiết hoạt động sản xuất tốt hơn, loại bỏ lao động trẻ em ra khỏi chuỗi cung ứng và xóa đi lực lượng “mafia mica”. Thế nhưng bất chấp động thái này, tính đến năm 2020, hoạt động khai thác mica trái phép không những không bị xóa bỏ mà còn phát triển mạnh. Sáng kiến Mica không có lao động trẻ em là bước phát triển đáng hy vọng nhất trong cuộc chiến chống lao động trẻ em trong khai thác mica ở Ấn Độ- dựa vào chính trẻ em, cộng đồng, cũng như chính quyền địa phương.

Đặt mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn lao động trẻ em trong sản xuất mica vào năm 2025, Sáng kiến được kỳ vọng sẽ khả thi đúng kỳ hạn. Một trong những thành tựu lớn nhất của Sáng kiến cho đến nay là đã xây dựng Làng thân thiện với trẻ em như một giải pháp cơ sở nhằm tập trung và trao quyền cho trẻ em; đồng thời, tạo ra một cộng đồng vững mạnh gồm chính quyền địa phương, các bậc phụ huynh, các chủ thể khác trong xây dựng và hỗ trợ quyền trẻ em.

Những năm gần đây, xu hướng trang điểm nổi bật với son bóng và phấn phủ lấp lánh đã thu hút giới trẻ trên thế giới. Mica, một khoáng chất silicat mà Ấn Độ là nơi sản xuất lớn nhất thế giới, là thành phần chính tạo ra hiệu ứng phát sáng này. Tuy nhiên, khoáng sản lấp lánh này ẩn chứa một “bí mật đen tối”, đó là quá trình khai thác sử dụng phổ biến lao động trẻ em. Hay nói cách khác, lao động trẻ em đã và đang là một vấn đề đáng lo ngại trong ngành khai thác mica.

Ấn Độ sản xuất 60% tổng số lượng mica trên thế giới, tập trung ở 4 bang, bao gồm Andhra Pradesh, Jharkhand, Bihar và Rajasthan. Trong đó, Bihar và Jharkhand nổi bật là 2 bang có điều kiện kinh tế khó khăn nhất ở Ấn Độ, với tỷ lệ nghèo đáng kinh ngạc, lên tới 51,91% và 42,16%, ước tính có 22.000 trẻ em làm việc tại các mỏ mica ở đây. Sự giàu có về tài nguyên và sự nghèo đói về kinh tế là một trong những lý do dẫn đến tình trạng lao động trẻ em phổ biến ở các mỏ mica Ấn Độ.

Đa phần hộ gia đình ở vùng có mỏ mica là hộ nghèo, hạn chế về tài chính khiến trẻ em thuộc những hộ gia đình này hạn chế được đi học. Không ít hộ gia đình dựa vào sức lao động của con cái để tạo ra thu nhập và tồn tại vì trẻ em được sử dụng rất nhiều trong việc khai thác mica (do thân hình bé nhỏ, nên có khả năng di chuyển trong hang động và đường hầm khai thác mica, thuận lợi hơn người lớn). Tuy nhiên, trẻ em tham gia khai thác mica chỉ kiếm được mức lương trung bình hằng ngày ít ỏi là 15 rupee, tương đương 0,06 USD.

Vào năm 2017, Chính phủ Ấn Độ tuyên bố sẽ hợp pháp hóa việc khai thác mica để điều tiết hoạt động sản xuất tốt hơn, loại bỏ lao động trẻ em ra khỏi chuỗi cung ứng và xóa đi lực lượng “mafia mica”. Thế nhưng bất chấp động thái này, tính đến năm 2020, hoạt động khai thác mica trái phép không những không bị xóa bỏ mà còn phát triển mạnh. Sáng kiến Mica không có lao động trẻ em là bước phát triển đáng hy vọng nhất trong cuộc chiến chống lao động trẻ em trong khai thác mica ở Ấn Độ- dựa vào chính trẻ em, cộng đồng, cũng như chính quyền địa phương.

Đặt mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn lao động trẻ em trong sản xuất mica vào năm 2025, Sáng kiến được kỳ vọng sẽ khả thi đúng kỳ hạn. Một trong những thành tựu lớn nhất của Sáng kiến cho đến nay là đã xây dựng Làng thân thiện với trẻ em như một giải pháp cơ sở nhằm tập trung và trao quyền cho trẻ em; đồng thời, tạo ra một cộng đồng vững mạnh gồm chính quyền địa phương, các bậc phụ huynh, các chủ thể khác trong xây dựng và hỗ trợ quyền trẻ em.

PV